Tin tức

Thiết kế trần thạch cao phòng thờ toát vẻ tôn nghiêm năm 2018

Phòng thờ là một không gian linh thiêng và cần được lưu ý hết sức khi thiết kế và thì công. Việc thiết kế trần phòng thờ sao cho hài hòa với ngôi nhà và hợp với phong thủy là một điều vô cùng quan trọng. Sau đây hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu về những lưu ý khi thiết kế và thi công trần thạch cao phòng thờ ngay nhé.

I. Thiết kế trần thạch cao phòng thờ

Theo văn hóa của người Á Đông nói chung và người Việt nói riêng, phòng thờ là nơi thiêng liêng của mỗi gia đình. Vì thế, việc trang trí không gian ở đây luôn được các gia chủ cẩn trọng.

Trần thạch cao cho phòng thờ chủ yếu là kiểu trần phẳng. Bởi sự đơn giản “có sẵn” ở không gian phòng thờ, kết hợp với trần thạch cao phẳng sẽ tạo nét đẹp sắc sảo cho căn phòng.

Khác với sự gồ ghề của bề mặt kiểu trần truyền thống, bề mặt trần thạch cao được bao phủ hoàn toàn bởi nét mịn và phẳng, tạo độ tương phản cao. Vì thế, việc sử dụng kiểu trần này sẽ giúp liên kết các yếu tố như ánh sáng – màu sắc – hình khối, … trở nên đồng điệu và hòa quyện vào nhau.

Lưu ý: Nếu gia chủ chọn trần giật cấp để trang trí phòng thờ thì nên cẩn trọng, bởi sự xuất hiện của cấu trúc giật tầng rất dễ phạm phải các nguyên tắc về phong thủy. Do đó, kiểu trần phẳng sẽ giúp bạn an tâm hơn về vấn đề kiến trúc và phong thủy.

Với tạo hình trần phẳng, chỉ cần sử dụng hệ thống đèn led để tạo hiệu ứng ánh sáng,  sẽ biểu đạt nét thanh tịnh, yên bình của không gian phòng thờ. Tuy nhiên, bạn cũng nên chú ý nên chọn màu đèn led nhạt, nhẹ nhàng, bình an, tránh chọn màu quá nổi bật.

Về màu sắc, bạn có thể chọn những tấm trần thạch cao có gam màu nhẹ, trung tính. Có nghĩa là màu trần thạch cao phòng thờphải đảm bảo cảm giác nhẹ nhàng, ấm cúng, gần gũi và trang trọng.

>> Xem thêm: Kinh doanh online và những điều cần biết trước khi kinh doanh online

II. Những lưu ý khi thi công trần thạch cao phòng thờ

1.Trần thạch cao  “kị nước”

Trần thạch có ưu điểm là bền đẹp theo thời gian tuy nhiên trần thạch cao khá là sợ nước, vì thế trước khi tiến hành thi công trần thì phải kiểm tra kỹ mái tôn, mái ngói phía trên, để đảm bảo được rằng mái không thể gây ra rò rỉ nước thì mới có thể thi công trần thạch cao.

Nếu ngôi nhà của bạn lợp mái ngói thì phải đảm bảo rằng bạn đã bít tất các vị trí còn hở trên ngói để tránh nước có thể ngấm xuống trần. Nếu việc này làm không cẩn thận thì nước ngấm vào trần sẽ làm trần nhanh hỏng, bị ố vàng và mất thẩm mỹ.

Một điều cần lưu ý đó là nếu như trần bị xuống cấp thì dù bạn có làm lại hay bổ sung thêm thì cũng thể mang đến chất lượng như ban đầu được và màu trần sẽ không được đồng đều.

2. Rung khung xương trần thạch cao

Khi thi công trần trong các ngôi nhà có mái tôn thì thường khung xương của trần thạch cao được treo lên khung sắt. Do sử dụng khung sắt cho nên khi trời mưa to gió lớn khung rất dễ bị rung, lúc này các mối nối thạch cao sẽ dễ bị nứt, rất xấu.

Để tránh trường hợp bị rạn nứt thì trong trường hợp này bạn có thể khắc phục bằng trần thạch cao nổi hoặc không treo khung xương trần thạch cao vào mái tôn nữa.

>> Có thể bạn quan tâm: Đầu tư mở spa và câu chuyện thất bại hàng tỷ đồng của nữ doanh nhân trẻ

3. Lưu ý trần co lại

Tất cả các loại trần khi sử dụng một thời gian sẽ có thể bị co lại và trần thạch cao cũng vậy. Qua một quá trình sử dụng khá dài thì trần thạch cao sẽ bị co lại và có thể để lại một vài vết nứt xấu xí trên trần nhà. Nếu bạn dùng trần nối thì sẽ không phải lo về hiện tượng này vì trần chìm mới là đối tượng gặp phải rủi ra này.

Khi mà bạn thấy có hiện tượng này xảy ra thì bạn cần phải có biện pháp khắc phục ngay từ những vết nứt còn nhỏ này bằng cách dặm và sơn lại, nếu bạn để lâu hơn khi các vết nứt to ra thì lúc đó sẽ rất khó để chữa lành.

4. Tránh để chuột cắn hỏng trần

Chuột là nỗi lo của mọi nhà vì thế cho nên khi thi công trần thạch cao bạn cần kiểm tra kỹ mái nhà và chắc chắn rằng bạn không để có đường cho chuột đi lại trong trần nữa. Nếu vô tình bạn để lại đường cho lũ chuột đi vào trần thì sẽ tạo nên những âm thanh khó chịu khiến gia đình bạn mất ngủ hoặc làm cho trần bị hỏng nếu cứ để lũ chuột hoành hành.

5. Chống nóng và chống ồn

Với tính năng chống nóng và chống ồn vốn có của trần thạch cao thì bạn vẫn nên có biện pháp để việc thực hiện 2 tính năng này tốt hơn.

Lưu ý, với các công trình mái tôn thì khi thi công trần không nên quá sát với mái tôn. Việc làm này sẽ tạo nên khoảng trống giữa mái và trần, và việc chống nóng sẽ hiệu quả hơn.

Xem thêm – Cách xây trần nhà đẹp phù hợp cho nội thất nhà bạn:

https://www.vinhtuong.com/mau-tran-nha-dep-cho-gian-bep

Trên đây là một số thông tin và lưu ý khi thi công trần thạch cao phòng thờ cho các bạn tham khảo. Hy vọng bài viết trên sẽ mang lại cho bạn những thông tin hữu ích và giúp cho bạn có thêm sự lựa chọn cho việc thiết kế phòng thờ của gia đình mình. Chúc các bạn thành công và may mắn.

Ngoài ra bạn có thể tìm hiểu thêm về trần thạch cao trên website https://www.vinhtuong.com

Related posts

Văn phòng dịch thuật tiếng Hàn ở Hà Nội Chúc Vinh Quý

Kiến thức giảm cân

Tổng hợp cách phòng và điều trị bệnh nước ăn chân

Kiến thức giảm cân

Tính chất pháp lý sàn FXPrimus

Kiến thức giảm cân